Pages

Subscribe:

Tuesday, October 14, 2014

Các loại thực phẩm hỗ trợ điều trị khó tiêu an toàn hiệu quả

Tiệc tùng liên miên và thậm chí phải làm quen với nhiều thực phẩm lạ khiến bạn khó tránh khỏi đầy bụng, khó tiêu. Sau đây là vài mẹo đơn giản khắc phục nhanh

Cầy tây
Cần tây không chỉ là một loại rau gia vị mà còn là một vị thuốc chữa chứng đầy bụng khó tiêu ngày Tết. Hạt rau cần giúp chống đầy hơi, sình bụng, kích thích bài tiết và làm tăng lượng nước tiểu.



Sữa chua
Sữa chua là một thực phẩm bạn có thể ăn mỗi ngày và nhất là  không thể quên những hũ sữa chua trong những ngày Tết giúp bổ sung cho cơ thể những vi khuẩn có lợi, tăng sức đề kháng và chống đầy bụng, khó tiêu sau mỗi bữa ăn.


Dứa
Trong dứa chứa rất nhiều chất bromelin thúc đẩy sự hấp thụ protein của cơ thể. Ăn dứa trong bữa ăn cho phép hệ thống tiêu hóa của chúng ta dễ dàng tiêu hóa những thức ăn đồng thời chất xơ (cellulo và hemicellulo) trong dứa có tác dụng kích thích ệ tiêu hóa.


Tỏi
Khi bị chứng đầy hơi "viếng thăm", bạn có thể sử dụng nước ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống hoặc sử dụng tỏi ngâm để ăn kèm với các món ăn vừa chống ngán lại dễ tiêu.


Gừng
Một cốc trà gứng nóng có thể xua tan các lạnh, giúp làm ấm cơ thể và còn là một trong những loại thực phẩm rất tốt khi bạn bị đầy bụng do gừng giúp kích thích sự bài tiết của mật, giúp thức ăn tiêu hóa nhanh hơn.

Chuối
Chuối là thực phẩm giúp nhuận tràng, giảm chứng đầy bụng.


Bưởi
Bưởi thường được khuyến khích ăn nhiều sau bữa ăn để giúp tăng dịch vị hỗ trợ tiêu hóa thức ăn nhanh, chống đầy bụng. Chất xơ trong múi bưởi cũng có thể giúp chống lại bệnh táo bón.


Trà bạc hà
Trong các loại đồ uống ngày Tết, nên có trà bạc hà (đây là trà bạc hà thảo dược chứ không phải là loại trà chỉ có hương bạc hà). Trong bạc hà có menthone và carvone, giúp trung hòa axit hydrochloric dư thừa khi có quá nhiều thức ăn bị ứ đọng lại ở đường tiêu hóa. Bạc hà còn có menthol, giúp giãn cơ trơn, khiến dạ dày, ruột hoạt động hiệu quả hơn.

Lan Anh
(Tổng hợp)

Nguyên nhân và cách phòng ngừa chứng khó tiêu

Chứng khó tiêu là một dạng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến, được hầu hết mọi người mô tả bằng cảm giác đầy bụng hay khó chịu ở dạ dày trong và sau bữa ăn.

Vậy đâu là nguyên nhân và cách phòng ngừa như thế nào? 

Đầy bụng trong khi ăn: Khi bạn cảm thấy “quá no” ngay sau khi bắt đầu ăn và rồi sau đó không thể tiếp tục ăn được nữa.

Quá no sau bữa ăn: Cảm giác này giống như thể thức ăn ở trong dạ dày quá lâu và bạn không thấy đói nhiều giờ sau khi ăn.

Đau ở khu vực dạ dày hay ngay dưới lồng ngực. Điều này không nên nhầm lẫn với chứng ợ nóng bởi ợ nóng là do axit trong dạ dày tăng lên trong thực quản, cùng với đó là cảm giác đau nhói trong lồng ngực, lan đến cổ và lưng.

Ngoài ra còn có triệu chứng khác như buồn nôn, đầy hơi, tức khó chịu trong dạ dày, có vị chua trong miệng…

Nguyên nhân chứng khó tiêu?

Hầu hết chứng khó tiêu được tự nó “giải quyết” bởi đó là chứng khó tiêu do chức năng, có nguồn gốc ở khu vực dạ dày tiếp giáp với ruột non (tá tràng). Các giả thuyết cho rằng nguyên nhân do chuyển động bất thường xảy ra trong quá trình ép và thư giãn (nhu động) của các cơ dạ dày khi tiêu hóa thức ăn và chuyển đến tá tràng.

Mặt khác, khó tiêu cũng có thể do một số thuốc như thuốc giảm đau (đặc biệt là aspirin), thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, steroid… gây ra. Phụ nữ mang thai, đặc biệt là khi thai đã lớn cũng hay gặp phải tình trạng khó tiêu.

Nhưng đôi khi chứng khó tiêu là biểu hiện của một số căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm hơn như loét dạ dày và tá tràng, trào ngược axit dạ dày-thực quản, nhiễm trùng dạ dày (do vi khuẩn và virus), hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mãn tính, bệnh tuyến giáp.

Điều trị và phòng ngừa

Luôn nhớ rằng chứng khó tiêu là một triệu chứng chứ không phải là một căn bệnh. Vì vậy, nếu triệu chứng nghiêm trọng hoặc xảy ra quá thường xuyên, nên đi khám để tìm ra nguyên nhân tiềm ẩn, từ đó các bác sỹ sẽ dựa vào nguyên nhân để điều trị.


Mặt khác, nếu hay bị khó tiêu nhưng không tìm ra nguyên nhân, mách nhỏ với bạn các bước cơ bản sau để giảm thiểu triệu chứng: Tránh thực phẩm và đồ uống gây đầy bụng như cà phê, pho-mát, nước uống có ga; Không nên vừa ăn vừa nói chuyện bởi không khí sẽ lọt vào cùng với thức ăn; Ăn chậm, nhai kỹ; Không uống nhiều nước trong bữa ăn; Tránh ăn quá muộn vào ban đêm; Hạn chế đồ cay nóng; Ngừng hút thuốc hoặc uống rượu…

Theo: Phòng khám đa khoa TT

Tại sao dân văn phòng hay gặp phải chứng khó tiêu?

Việc ăn uống thiếu khoa học, ít vận động, lạm dụng trà, cà phê... ở dân văn phòng có thể dẫn đến các hệ lụy về tiêu hóa, dễ thấy nhất là chứng ăn không tiêu.

Chắc hẳn trong chúng ta, ai cũng đã từng bị chứng khó tiêu, đầy bụng. Ngay như từ “khó tiêu” đã cho chúng ta hình dung đây là tình trạng “khó chịu” hay “rối loạn” về tiêu hoá.
Nếu thường xuyên bị đầy bụng, khó tiêu thì cần phải đi khám

Chứng khó tiêu không phải là một triệu chứng mà bao gồm nhiều triệu chứng như: chướng bụng, đầy hơi, khó chịu, mau no đặc biệt là sau khi ăn làm cho bệnh nhân có cảm giác chậm tiêu. Có bệnh nhân bị buồn nôn hoặc nôn sau ăn, đôi khi kèm theo triệu chứng hoa mắt, chóng mặt. Có bệnh nhân khác lại bị ợ hơi, có cảm giác vướng nghẹn ở cổ họng. Tất cả các triệu chứng trên liên quan đến rối loạn về co bóp của dạ dày hoặc của thực quản.


Ngoài ra, người bị chứng khó tiêu có thể bị đau ở vùng thượng vị mà dân gian thường gọi là đau vùng chấn thuỷ. Ợ nóng tức là cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực. Các triệu chứng đau thượng vị và ợ nóng liên quan đến sự tăng tiết dịch vị hoặc tăng cảm giác đau của từng người.

Truy tìm thủ phạm

Chứng khó tiêu có thể xảy ra ở hai nhóm bệnh nhân khác nhau. Nhóm đầu tiên được gọi là “khó tiêu chức năng” tức là những bệnh nhân bị chứng đầy bụng khó tiêu nhưng khi khám bệnh và làm các xét nghiệm hoàn toàn không phát hiện có gì bất thường. Nhóm thứ hai là những bệnh nhân có một bệnh thực thể về tiêu hoá hoặc có một nguyên nhân nào đó gây ra các triệu chứng khó tiêu. Mặc dù chứng “khó tiêu chức năng” không có nguyên nhân cụ thể nhưng người ta ghi nhận có một số yếu tố làm khởi phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng mắc bệnh khó tiêu ở dân văn phòng

Nếu bụng của bạn cũng đôi khi “biểu tình” bị đầy hơi, trướng bụng… bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây:

Ăn uống thiếu khoa học

Bình thường cảm giác no bụng sẽ đến sau khi ăn và hết dần sau đó. Ở người mắc chứng khó tiêu thì bụng luôn căng đầy rất lâu thậm chí cả ngày, gây nhiều phiền toái như chán ăn, đi lại nặng nề. Nhiều nhân viên công sở đang là nạn nhân của các biểu hiện bệnh trên do thói quen ăn uống nhanh vội cho kịp giờ họp, không có thời gian đa dạng nguồn thực phẩm mà lệ thuộc vào thức ăn nhanh vốn nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa, ít rau xanh, chất xơ.

 Thói quen ăn nhanh, uống vội, làm việc khác trong khi ăn khiến dân văn phòng dễ trở thành nạn nhân của chứng ăn không tiêu.

Lạm dụng trà, cà phê

Trà, cà phê thường được giới văn phòng liệt vào hàng top những món giúp tỉnh táo, lấy lại sức chiến đấu với công việc thâu đêm. Nhiều người đã lạm dụng các món uống kích thích trí não này và vô tình làm mình bị đầy hơi, khó tiêu. Đặc biệt, trà sữa hay cà phê sữa còn khiến cho vòng 2 của nhiều người trở nên óc ách khó tiêu do chất Tanin trong trà, cà phê khi kết hợp với protein trong sữa (casein) sẽ thành một hợp chất rất khó tiêu hóa.

Căng thẳng kéo dài

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, tâm lý căng thẳng, thức đêm, mất ngủ, lo lắng cho công việc hay stress trong cuộc sống cũng chính là nguyên nhân gây đầy bụng, khó tiêu. Nếu khi căng thẳng mà uống trà, café và hút thuốc thì chứng đầy bụng khó tiêu càng phát triển mạnh hơn. Stress làm sự lưu thông máu giảm rõ rệt. Dạ dày không được cung cấp đủ máu dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng. Nhiều trường hợp stress còn là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Căng thẳng trong công việc hay cuộc sống cũng có thể khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu.



Lối sống ít vận động

Khi ăn ít chất xơ, uống ít nước và lười vận động có thể dẫn đến đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Nằm ngủ ngay sau bữa ăn cũng khiến hệ tiêu hóa bị “phân tâm” không làm tròn nhiệm vụ, từ đó cũng góp phần bị ợ hơi, khó tiêu… Do đó, bạn cần uống nhiều nước (6-8 ly mỗi ngày), vận động thể chất ít nhất 30 phút một ngày, 5 lần một tuần và tuyệt đối không bao giờ nằm ngay sau bữa ăn.

Thực phẩm từ bàn nhậu

Với nhiều dân công sở, bàn nhậu còn là xúc tác để công việc diễn ra trôi chảy hơn. Tuy nhiên, công việc có thể được “trôi” nhưng hệ tiêu hóa của người nhậu lại có thể bị “tắc” với hàng loạt triệu chứng như trướng bụng, không tiêu (nhất là thời điểm cuối năm có rất nhiều cuộc vui quanh ly bia). Nguyên nhân ở khí carbon dioxide trong dạ dày được sản sinh từ thức uống có ga hay từ rượu bia. Khi uống rượu bia lúc đói, niêm mạc dạ dày và thực đạo bị kích thích dễ gây đầy hơi khó tiêu, tổn thương dạ dày. Ngoài ra, các loại thực phẩm hun khói dùng làm mồi nhậu có thể chứa khá nhiều chất nitrosamine (chất gây ung thư) cũng góp phần tăng khả năng đầy hơi khó tiêu.



Ăn không tiêu sẽ không còn là chuyện nhỏ nếu ảnh hưởng công việc và đời sống sinh hoạt thường ngày. Do đó, bạn nên duy trì chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh cùng lối sống điều độ, hợp lý; nhai kỹ, nuốt chậm; không lạm dụng trà, cà phê và chất kích thích; nói không với stress; thường xuyên tập thể dục; sử dụng thuốc tăng cường vận động hay tăng co bóp dạ dày như Domperidone Maleate 10mg dùng trước bữa ăn 15-30 phút hoặc ngay khi có triệu chứng.

Làm sao phát hiện bệnh?

Chứng khó tiêu có thể xảy ra do các bệnh về tiêu hoá hoặc do các bệnh không liên quan đến tiêu hoá: viêm loét dạ dày - tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày, trào ngược dạ dày - thực quản; các bệnh về tuỵ gây thiếu các men tuỵ để tiêu hoá các chất như đường, đạm, mỡ…; các bệnh rối loạn chuyển hoá như đái tháo đường, cường giáp... Ngoài ra, viêm gan, sỏi mật, sau cắt túi mật... cũng gây khó tiêu do thiếu dịch mật để tiêu hoá chất béo.

Để phát hiện các bệnh này, mọi người phải đi khám bệnh và nếu cần phải làm thêm một số xét nghiệm mới xác định được nguyên nhân. Đặc biệt, nếu các triệu chứng khó tiêu xảy ra kèm theo một số dấu hiệu cảnh báo thì không nên chủ quan bỏ qua mà phải tìm cho ra nguyên nhân, như: triệu chứng khó tiêu mới xảy ra ở một bệnh nhân trên 45 tuổi, có sốt, có ói hay đi tiêu ra máu, thiếu máu, chán ăn, sụt cân, nuốt đau, khó nuốt, trong gia đình có người bị ung thư dạ dày...

Điều trị phải tuỳ nguyên nhân

Để điều trị chứng khó tiêu, trước tiên chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân. Tuỳ theo nguyên nhân sẽ có cách điều trị tương ứng. Trong trường hợp bị khó tiêu chức năng, chủ yếu là triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, mau no… người ta có thể thử sử dụng các thuốc làm tăng co bóp dạ dày giúp đẩy hơi và thức ăn đi xuống ruột và hạn chế hiện tượng trào ngược.

Thuốc thường được dùng là Domperidon maleate. Thuốc này cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu và làm cho mau đói bụng. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng khoảng 5-7 ngày, nếu sau đó chứng khó tiêu vẫn không thuyên giảm, chúng ta phải đến bác sĩ để khám bệnh và tìm xem có bệnh thực thể nào gây ra chứng khó tiêu hay không, ví dụ như viêm loét dạ dày-tá tràng, ung thư dạ dày… Nếu bệnh nhân bị đau thượng vị, có thể kết hợp các thuốc giảm tiết axít hoặc trung hoà axít dịch vị sẽ làm cho bệnh nhân giảm đau và cảm thấy dễ chịu hơn.

Cũng cần lưu ý, một số thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ trên hệ tiêu hoá nhất là khó tiêu, buồn nôn. Nếu phát hiện các thuốc này gây ra triệu chứng, tốt nhất nên đến bác sĩ để được đổi sang thuốc khác. Không nên dùng kéo dài các thuốc hỗ trợ tiêu hoá như các vitamin, các men tuỵ vì nếu bổ sung lâu ngày sẽ làm cho các tuyến tiêu hoá của cơ thể “lười” tiết các men, làm cho tình trạng khó tiêu xảy ra lâu hơn.
Sưu tầm: internet

Tại sao bạn bị khó tiêu, cách điều trị khó tiêu như thế nào?

Khó tiêu là triệu chứng tiêu hóa của nhiều bệnh gây ra. Bệnh có thể là những rối loạn cơ năng hoặc các tổn thương thực thể của dạ dày hay đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nguyên nhân gây bệnh lại bao gồm cả nhân tố lành tính và các khối u ác tính.

Đa số bệnh nhân mắc chứng khó tiêu do trào ngược axit dạ dày, thực quản hay do rối loạn hoạt động cơ học của dạ dày và tăng cảm dây thần kinh hướng tâm, các triệu chứng này gây nên hội chứng khó tiêu cơ năng. Số ít trường hợp, khó tiêu lại là hậu quả của một bệnh có tổn thương thực thể nặng hơn.

Thủ phạm gây chứng khó tiêu?

Trào ngược axit dạ dày thực quản dễ gặp trong các trường hợp: xơ cứng bì và mang thai vì trương lực cơ vòng thực quản dưới yếu. Tuy nhiên đa số bệnh nhân trào ngược axit có trương lực cơ vòng thực quản dưới bình thường, nhưng họ hay bị những lúc cơ vòng thực quản dưới giãn ra tạm thời, khi đó axit sẽ tràn vào thực quản.




Hoạt động cơ học của dạ dày bị rối loạn. Đây được xem là nguyên nhân gây trào ngược axit ở một số bệnh nhân khó tiêu. Nếu giãn đáy dạ dày bất thường có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu như bụng trướng hơi, đầy bụng, buồn nôn...

Rối loạn chức năng cảm giác của dạ dày có thể dẫn đến khó tiêu chức năng. Người ta đã chứng minh được hiện tượng tăng cảm dây thần kinh hướng tâm của tạng ở bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích, do sự nhạy cảm hơn với bong bóng được bơm lên trong trực tràng, trong khi khả năng đáp ứng của trực tràng không có gì thay đổi.

Các yếu tố như vi khuẩn Helicobacter pylori, một số thuốc, rượu, thuốc lá, cà phê, stress cũng là thủ phạm gây khó tiêu.

Biểu hiện lâm sàng của chứng khó tiêu
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản điển hình gồm ợ nóng, cảm giác nóng dưới xương ức, bắt đầu từ thượng vị lan lên cổ, tăng lên khi ăn, kèm theo ựa lên dịch axit và nước; viêm hầu, ho, viêm phế quản, khàn tiếng và đau giống đau thắt ngực; có thể thấy đau bụng...
Bệnh nhân khó tiêu kiểu loét thấy khó chịu hay ợ nóng ở thượng vị, bớt khi ăn hay dùng thuốc ức chế axit. Trong khi bệnh nhân khó tiêu kiểu rối loạn cơ học là cảm giác đầy hay đau tăng lên khi ăn vào, kèm theo buồn nôn, bụng trướng hơi, ợ và mau no. Thăm khám bệnh nhân khó tiêu do nguyên nhân chức năng thường cho kết quả bình thường. Ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không điển hình, có thể thấy đỏ vùng hầu hoặc nghe tiếng thở rít trên vùng phổi. Bệnh nhân khó tiêu chức năng có thể thấy đau thượng vị hay trướng bụng.


Để phân biệt nguyên nhân chức năng và thực thể của khó tiêu phải căn cứ vào đặc điểm trong bệnh sử và kết quả khám bệnh. Chẳng hạn nuốt đau gợi ý nhiễm khuẩn thực quản, nhưng với triệu chứng khó nuốt cần phải chú ý đến tắc nghẽn thực quản lành tính hay ác tính. Các triệu chứng đáng chú ý gồm: sụt cân không rõ nguyên nhân, nôn tái diễn gây mất nước rõ, xuất huyết tiêu hoá vi thể hay đại thể, khám thấy khối u hay bướu tuyến...

Chẩn đoán phân biệt
Nguyên nhân cơ năng: Chứng khó tiêu chức năng thường xảy ra, được xác định là ăn không tiêu từ 3 tháng trở lên mà không có nguyên nhân thực thể. Cần chú ý phân biệt khó tiêu chức năng có tính chất lành tính với những bệnh nặng tổn thương thực thể.

Loét dạ dày thực quản: Trong bệnh lý trào ngược có 5% bệnh nhân bị loét thực quản và một dạng chít hẹp thực quản nào đó; từ 15-25% số ca phát sinh từ loét dạ dày hay tá tràng.
Khối u ác tính: Có dưới 2% trường hợp ăn khó tiêu do khối u ác tính của dạ dày, thực quản. Những bệnh nhân hút thuốc, uống rượu hay bị carcinom tế bào vảy thực quản. Uống chất ăn mòn, co hẹp tâm vị và rối loạn dày sừng di truyền cũng là những yếu tố nguy cơ gây carcinom. Trong khi đó adenocarcinom thực quản thường là biến chứng của trào ngược axit lâu ngày.

Các nguyên nhân khác: Ở bệnh nhân đã bị phẫu thuật do loét dạ dày, viêm thực quản do trào ngược kiềm cũng gây ra triệu chứng giống trào ngược dạ dày thực quản; người bị nhiễm nấm, virut ở thực quản có thể gây ợ nóng hay khó chịu ở ngực và gây nuốt đau; đau quặn túi mật, bị ợ nóng mạn tính biểu hiện của khó tiêu, song cần chú ý rằng phần nhiều bệnh nhân đau quặn túi mật có những đợt đau hạ sườn phải hay thượng vị; bệnh nhân không dung nạp lactose do thiếu lactase sinh ra hơi, bụng trướng hơi, khó chịu và tiêu chảy; các bệnh: tuyến tụy, gan, tiêu chảy mạn tính, thiếu máu mạc treo ruột, bệnh tuyến giáp và cận giáp, suy tim ứ huyết và lao... đều gây khó tiêu.

Cách điều trị khó tiêu
Nguyên tắc chung:
Khó tiêu nhẹ không cần phải dùng thuốc mà chỉ cần trấn an, động viên bệnh nhân ăn uống điều độ; ngưng dùng các thuốc gây trào ngược axit hay ăn không tiêu nếu trước đó bệnh nhân đã dùng. Cần hạn chế rượu, cà phê, thuốc lá vì tác dụng của chúng lên cơ vòng thực quản dưới; thực hiện chế độ ăn ít mỡ, tránh ăn vặt trước khi đi ngủ và nằm đầu cao.
Điều trị chuyên biệt đối với các bệnh thực thể. Dùng phương pháp phẫu thuật đối với trường hợp đau quặn túi mật; sử dụng chế độ ăn đặc biệt để điều trị bệnh: thiếu lactase và tiêu chảy mạn tính từng đợt; loét dạ dày cần điều trị với thuốc chuyên biệt; bệnh nhân khó tiêu do nguyên nhân chức năng nên dùng thuốc làm giảm axit dạ dày, kích thích cử động ruột hay làm giảm tính nhạy cảm của da dày.

Điều trị nội khoa:
Thuốc ức chế hay trung hòa axit được sử dụng nhiều nhất để điều trị trào ngược dạ dày thực quản; thuốc kháng histamin H2 có ích trong điều trị bệnh từ nhẹ đến vừa; các triệu chứng nặng, viêm trợt hay viêm loét thực quản cần dùng thuốc ức chế bơm proton.
Diệt mầm bệnh gây loét: Dùng thuốc diệt Helicobacter pylori đối với bệnh nhân trẻ khó tiêu không có các triệu chứng báo động mà đã chẩn đoán xác định có vi khuẩn gây loét Helicobacter pylori.
Sử dụng thuốc kích thích cử động của dạ dày, ruột: có thể dùng các thuốc kích thích cử động của dạ dày, ruột như: cisaprid, metoclopramid, erothromycin và domperidon có hiệu quả nhất định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Ở những bệnh nhân khó tiêu kiểu rối loạn cử động có thể đáp ứng tốt hơn với thuốc kích thích cử động.

Các phương pháp khác:
Nếu bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, có thể sử dụng phẫu thuật chống trào ngược.
Những bệnh nhân khó tiêu chức năng không đáp ứng với thuốc ức chế axit hay tăng vận chuyển nhưng có thể đáp ứng với thuôc chống trầm cảm 3 vòng.

ThS. Phạm Phương Hồng
Nguồn: SK&ĐS

Cơ bản về chứng khó tiêu

Khó tiêu là một bệnh thường hay gặp, nhưng định nghĩa cụ thể về nó còn chưa rõ ràng, nó thường gắn với hiện tượng khó chịu vùng thượng vị và đau bụng. Có thể đó chỉ là triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, tá tràng, bệnh trào ngược dạ dày-ruột, ung thư dạ dày, viêm tuỵ mạn, sỏi mật. Tuy nhiên ở nhiều bệnh nhân, không tìm được một bệnh toàn thân nào, khi đó thường gọi là bệnh khó tiêu không loét hay là khó tiêu chức năng


Liệu pháp
Điều đầu tiên với khó tiêu chức năng là khuyên bệnh nhân tránh rượu, thuốc lá và một số thức ăn mặn, ăn ít và chia làm nhiều bữa, dùng các thực phẩm quen thuộc nhằm dễ tiêu

Dùng thuốc
Các thuốc kháng acid và các chất đối kháng histamin H2 là loại thuốc hay được chọn đầu tiên, các kháng acid thường làm hết triệu chứng, và thường được tự điều trị. Các thuốc đối kháng H2 hay được dùng để loại triệu chứng trào ngược
Dùng các thuốc làm tăng nhu động ruột như metoclopramid hay cisaprid, làm tăng nhu động ruột có hiệu quả hơn các thuốc đối kháng H2 trong khó tiêu chức năng, ở một số bệnh nhân dùng các muối bismuth không tan và các thuốc kháng muscarin để chống co thắt